Đây là thị trường rẻ và là nơi trú ẩn khỏi cuộc chiến thương mại điện tử giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Việt Nam đóng cửa biên giới vào đầu tháng Hai, khi chủng virus có những diễn biến phức tạp ở Trung Quốc trở thành mối lo ngại. Xe tải không thể vận chuyển linh kiện và nguyên liệu thô từ Trung Quốc đến các nhà máy địa phương. Đây là trở ngại cho Samsung, một tập đoàn công nghiệp khổng lồ của Hàn Quốc, nhà sản xuất hầu hết các thiết bị di động ở Việt Nam. Họ vừa giới thiệu hai sản phẩm điện thoại thông minh mới ở Mỹ. Họ không muốn trì hoãn sản xuất, vì vậy, họ bắt đầu vận chuyển các linh kiện quan trọng qua đường hàng không từ Trung Quốc.
Câu chuyện này dựa trên hai vấn đề. Việt Nam đã nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 với phương án mạnh tay – truy vết và cách ly – điều chỉ có nước theo một đảng mới có khả năng thực thi. Nền kinh tế đã phải chịu áp lực nhưng nó bật lên mạnh hơn rất nhiều quốc gia khác. Đây là một trong số vài chục quốc gia có chỉ số GDP được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Câu chuyện này còn nhấn mạnh vào vị thế của Việt Nam là một địa điểm đáng chú ý cho các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia (FDI). Đây cũng là nơi thành lập các xưởng may mặc quần áo. Gần đây, quốc gia này đã trở thành một mắt xích chính trong chuỗi cung ứng công nghệ.
Việt Nam không chỉ là con cưng của các nhà đầu tư đa quốc gia mà còn được các nhà đầu tư ưu ái trong “thị trường biên”, nơi ưu tiên trao đổi thương mại ở các vùng biên giới, cũng ở rìa xa nhất trong thị trường cổ phiếu. Các nhà đầu tư như vậy thường không bị thu hút bởi các nền kinh tế kiểu này. Nhưng Việt Nam có tiềm năng hơn hẳn. Việt Nam đang chứng tỏ mình là một canh bạc của sự toàn cầu hóa. Từng là bên giành thắng lợi lớn trên thương trường thế giới trong những thập kỷ gần đây, hiện nay quốc gia này đang hưởng lợi từ địa-chính trị của sự tăng trưởng trên.
Cách đây không lâu, Việt Nam từng là quốc gia nghèo nhất thế giới. Năm 1986, Việt Nam trải qua giai đoạn cải cách kinh tế “Đổi Mới”, cho phép các nguồn lực thị trường và quyền sở hữu tư nhân của các doanh nghiệp có vai trò lớn hơn. Nền kinh tế được mở cửa cho ngoại thương và vốn đầu tư. Chi phí lương thấp của Việt Nam là một lợi thế, nhưng đây gần như không phải là lý do duy nhất. Vì vậy, Việt Nam cũng đã hào phóng giảm thuế cho các công ty nước ngoài đầu tư tại đây. Ngân hàng trung ương đã giữ tỷ giá tiền đồng ổn định với đồng đô la Mỹ. Các giới hạn nghiêm ngặt hơn đã được áp dụng với tín dụng ngân hàng. Lạm phát đã giảm ở mức thấp. Ông Lương Hoàng tại Ngân hàng TMCP Bản Việt, chi nhánh Hà Nội, phát biểu rằng nền kinh tế ổn định trong thời gian gần đây khiến thị trường Việt Nam tăng sức hấp dẫn. Việt Nam đã mở cửa hơn nữa về thương mại, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Quốc gia này từ đó đã ký kết các thỏa thuận với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai trong số các nhà đầu tư lớn nhất, và phê chuẩn hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu EU vào tháng Sáu năm 2020. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục chảy vào. Đã có những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore trong năm nay. Đây là nơi có khả năng chi trả chi phí sản xuất thấp hơn Trung Quốc và cũng là nơi ẩn náu cho các công ty muốn hạn chế liên quan đến cuộc chiến thương mại và công nghệ Trung-Mỹ.
Có điều trớ trêu ở đây. Chiến lược kinh tế của Việt Nam trông giống như chiến lược của Trung Quốc trước đó: rất nhiều FDI; tăng trưởng nhờ xuất khẩu; gia tăng ổn định chuỗi giá trị từ dệt may đến công nghệ. Việt Nam cũng dễ mắc phải một số tệ nạn giống Trung Quốc, bao gồm mối liên hệ giữa tham nhũng, các giao dịch bất động sản và các khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên, Việt Nam có những đặc điểm từng khiến việc đầu tư vào các thị trường mới nổi trở nên hấp dẫn và toàn cầu hóa trở thành một tín điều thuyết phục như vậy: nền kinh tế phát triển nhanh, đô thị hóa nhanh, cải thiện cơ sở hạ tầng và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Chuỗi các công ty niêm yết của nó – từ ngân hàng và các công ty hậu cần đến các nhà bán lẻ và nhà sản xuất thép – cho phép các nhà đầu tư tiếp cận với những xu hướng phát triển này.
Tất cả điều này nghe có vẻ dễ dãi. Nhưng có một nhược điểm. Việt Nam áp đặt giới hạn sở hữu nước ngoài đối với nhiều công ty sản xuất trong nước. Đây là một phần lớn lý do tại sao quốc gia này được MSCI, một công ty cung cấp chỉ số, phân loại là thị trường “biên” (frontier market), không phải là thị trường “mới nổi”. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn cổ phiếu đạt giới hạn thì phải mua từ người ngoại quốc khác. Ông Andrew Brudenell của Ashmore, một nhà quản lý quỹ, cho biết các giao dịch ngoại hối này có thể mất vài tuần để được sắp xếp và phê duyệt. Một số ít cổ phiếu thu hút phí bảo hiểm giá cao. Theo Ngân hàng TMCP Bản Việt, cổ phiếu tại Thế giới Di động, công ty bán lẻ hàng điện tử kiêm tạp hóa, gần đây đã được người nước ngoài chuyển nhượng với giá cao hơn 51% so với giá giao dịch.
Bản chất định hướng thương mại của Việt Nam phụ thuộc vào các sự kiện ở nơi khác. Tuy nhiên, quốc gia này đã giải quyết tốt đại dịch, sẽ có các mối lo lắng về tình hình dịch bệnh ở Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chính phủ đã loại bỏ các kế hoạch cơ sở hạ tầng và nới lỏng các quy tắc sử dụng đất. Tháng Sáu năm nay, Việt Nam đã phê duyệt một khu du lịch mới trị giá 9,3 tỷ đô la. Các nhà đầu tư nước ngoài, đương nhiên, có một phần trong số đó. ■
Xuất bản 18/7/2020 trên trang The Economist.