Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp Mỹ tại châu Á

Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp Mỹ tại châu Á
  • Việt Nam và Hoa Kỳ kỉ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao vào tháng 7 năm 2020 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương và phát triển kinh tế.
  • Việt Nam đã, đang, và sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn ở lĩnh vực sản xuất của các công ty và nhà đầu tư nước ngoài, thay thế Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã thay đổi đáng kể bốn thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam. Ngày 11/7/1995, Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Đây là kết quả của một hành trình dài với những nỗ lực bền bỉ của cả hai bên, có ý nghĩa đặc biệt, gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước. Năm 2020, Mỹ và Việt Nam kỉ niệm 25 năm quan hệ đối tác. Mỹ chúc mừng thành công của Việt Nam khi giữ cương vị Chủ tịch ASEAN trong một năm đầy thách thức và khẳng định cam kết ủng hộ một Việt Nam vững mạnh và độc lập cũng như một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.  

Nhìn lại 25 năm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trên lĩnh vực kinh tế

Sau 25 năm nhìn lại, có thể thấy sự khởi đầu tốt đẹp đó đã làm tiền đề cho bước phát triển của quan hệ hai nước, vượt lên trên kỳ vọng của cả người ngoài cuộc và trong cuộc. 

Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được củng cố kể từ 1995 với kim ngạch thương mại 2 chiều tăng từ 450 triệu USD năm 1994 lên 77 tỷ USD 2019, qua đó đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. 

Kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng tính bổ trợ và tương hỗ lẫn nhau. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với nhiều mặt hàng có thế mạnh như thủy sản, dệt may, giày dép, nông sản… Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Hoa Kỳ. Nhu cầu và thị hiếu của người dân Việt Nam ngày càng ưa thích tiêu dùng các sản phẩm thương hiệu Mỹ, từ nông sản, viễn thông, hàng không cho đến dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục…Về đầu tư, Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam với hình thức đầu tư đa dạng, với dự án đăng ký tại 43/63 tỉnh thành.  Hiện tại, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam khoảng 11 tỷ USD.

Một số thành tựu hợp tác Mỹ-Việt Nam có thể kể đến như:

  • Xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt 61.35 tỉ USD năm 2019, tăng 29.1% so với năm 2018 và chiếm 23.2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
  • Nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam đạt 14.37 tỉ USD năm 2019, tăng 12.7% so với năm 2018, chiếm 5.7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Vietnam US growing trade over the years

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tác động đến Việt Nam như thế nào?

Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của hai nước Mỹ-Trung, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. 

Về mặt tích cực, các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may tăng trưởng cao. Cần nhắc lại rằng Việt Nam từ lâu đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư quốc tế và chiến tranh thương mại đã thúc đẩy quá trình này hơn nữa. Các doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực công nghệ-điện tử như Apple, Intel, Qualcomm, Universal Alloy Corporation (UAC), Key Tronic EMS hay các ông lớn ngành thời trang như Nike, Adidas đã dần dần chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Nam Á, đặc biệt là Việt Nam nơi có lao động giá rẻ kĩ thuật cao. Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang Mỹ gồm: 

  • Điện thoại và linh kiện điện tử
  • Máy tính, sản phẩm điện tử
  • Quần áo và vải vóc
  • Sản phẩm nông nghiệp
  • Giày dép
Vietnam US trade in 2019

Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức. ‘Việt Nam trong thời gian qua đã hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhưng gia tăng đầu tư cũng mang theo những tác động, ít nhất là trong thời gian ngắn, vì việc xây thêm hãng xưởng sẽ khiến giá bất động sản ngày càng tăng. Thêm vào đó, hạ tầng cơ sở của Việt Nam, dù đang trong tình trạng cải thiện, vẫn còn yếu kém không thể đáp ứng nhu cầu bỗng dưng cao vọt. Nhu cầu công nhân chuyên nghiệp, mặt khác, cũng mau chóng vượt xa số cung nếu mức tăng trưởng đi quá nhanh.” Trang ForeignPolicy nhận xét.

COVID-19 và Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Kinh tế Việt Nam phát triển như thế nào giữa đại dịch?

Việt Nam được cả thế giới công nhận khi có sự can thiệp kịp thời và nhanh chóng khi Covid-19 bùng phát bằng cách biện pháp như đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội. Khi dịch bùng phát trở lại gần đây tại Đà Nẵng, cả nước đã tiếp tục chiến đấu đầy quyết tâm, hướng về tâm dịch và đẩy lùi dịch bệnh. 

Mặc dù không thể tránh khỏi các ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế do dịch Covid-19, Việt Nam có triển vọng cao nhất Châu Á trong việc phục hồi nền kinh tế và duy trì gia tăng kinh tế dương. Việt Nam ghi nhận GDP 6 tháng đầu năm 2020 đạt mức tăng trưởng 1,81%, con số khá khiêm tốn nhưng lại là số ít các nước có tăng trưởng kinh tế trong một năm đầy khó khăn.  

Khả năng kiểm soát đại dịch và duy trì phát triển kinh tế khiến Việt Nam giữ vững phong độ là điểm đến lí tưởng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.

Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp nội thất Mỹ như Lovesac và Wanek Furniture hay Ashley Home đã bắt đầu dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Công ty Nike sản xuất đa số các mặt hàng giày dép tại Việt Nam trong khi Google đang lên kế hoạch sản xuất điện thoại Pixel ở Việt Nam thay vì Trung Quốc. 

Gần đây nhất, nhà sản xuất chip Intel đã đầu tư 1 tỉ USD vào Khu công nghệ cao Sài Gòn High-Tech Park, Việt Nam. Công ty sản xuất phụ tùng máy bay – Universal Alloy Corporation cho Boeing và Airbus đã khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Đà Nẵng Sunshine tại lô A9 Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.

Mặc dù chiến tranh thương mại và dịch Covid-19 đã góp phần không nhỏ trong việc đưa các doanh nghiệp Mỹ về Việt Nam, thử thách lớn nhất của Việt Nam hiện tại là làm cách nào để tận dụng hết các cơ hội mà cuộc chiến thương mại mở ra cũng như duy trì phát triển bền vững giữa đại dịch.

Theo Vietnam Briefing